Nếu bạn hỏi bất kỳ ai đâu là logo tốt nhất thì chắc chắn họ sẽ trả lời ngay rằng Apple và Nike. Mọi người sùng bái Apple và Nike như một thứ tôn giáo và sự xuất hiện liên tục khiến họ nghĩ vậy. Thực tế, thế giới còn nhiều logo tốt như vậy, nhưng tất cả đều có tính triết lý chung để bắt đầu một thiết kế.
Quay trở lại cách đây hơn 60 năm, thiết kế logo vẫn chủ yếu mang tính thực dụng, ở Việt Nam ngày nay lối tư duy đó vẫn được nhiều công ty ưa chuộng; hình ảnh đại diện cho các thương hiệu thường chỉ mô tả sản phẩm, dịch vụ hoặc một cái gì đó liên quan đến sản xuất của nó, một nhà máy sản xuất sẽ sử dụng hình ảnh nhà máy làm logo, một công ty bất động sản sẽ sử dụng hình ảnh toà nhà làm logo….Điều này chỉ thay đổi sau khi thế giới xuất hiện logo của IBM do nhà đồ hoạ người Mỹ Paul Rand thiết kế vào năm 1956. Từ đây làm thay đổi hoàn toàn cách tư duy thiết kế logo – có thể gọi đó là một cuộc cách mạng logo. Paul Rand là tác giả của nhiều logo như công ty chuyển phát nhanh Quốc tế UPS, Logo hãng máy tính IBM, Công ty máy tính NExt của Steve Jobs, người đồng sáng lập Apple Computer ,…
“Hãy nói bạn là ai thay vì nói bạn làm cái gì”
Tư duy thiết kế logo của ông mang tính triết lý “Hãy nói bạn là ai thay vì nói bạn làm cái gì”. Vì vậy tất cả các logo mang giá trị kinh điển của Paul Rand sau này là Chermayeff và Geismar đều không sử dụng hình ảnh mô tả sản phẩm, dịch vụ, sản xuất,… Mà thay vào đó là những ý niệm, ước nguyện, bản sắc của thương hiệu, những mô tả rõ nhất về thương hiệu. Ví dụ như Apple sản xuất máy tính nhưng logo mang hình quả táo, Nike sản xuất giầy nhưng lại logo hình dấy phẩy, IBM sản xuất máy tính nhưng không thể hiện chiếc máy tính
Logo IBM với phông chữ dứt khoát, mạnh mẽ đặc trưng cho tính chất một công nghệ. Next của Steve Job là hình ảnh khối lập phương mang điều bí ẩn đột phát, kích thích sự tò mò,…
Tuy nhiên, thiết kế logo có tính nghệ thuật nên Paul Ran cũng có một số thiết kế không trở thành kinh điển là điều dễ hiểu.
Sau Paul Rand, xuất hiện Ivan Chermayeff và Tom Geismar là hai nhà thiết kế đưa triết lý thiết kế logo của Paul Rand đi xa hơn và tạo ra những thiết kế logo kinh điển nhất thời đại, tới bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Logo công ty xăng dầu Exxon Mobil tại Mỹ. Ảnh nguồn: cghnyc.com
Logo NBC thiết kế năm 1956. Ảnh nguồn: cghnyc.com
Logo kênh truyền hình phim tài liệu địa lý, thiết kế năm 1956. Ảnh nguồn: cghnyc.com
Kết.
Nếu bạn quan tâm về logo hay muốn thiết kế cho mình logo thì việc xác định bản sắc thương hiệu của mình như thế nào quan trọng hơn việc bạn chỉ nói bạn làm cái gì. Logo có giá trị lớn và lâu dài ở điều này. Vì đơn giản cái bạn làm có rất nhiều người đang làm, chỉ có tính cách thương hiệu của bạn hay bản sắc của bạn mới khác biệt. Bản sắc của bạn có thể là mục tiêu, ước nguyện, hi vọng, lời hứa thương hiệu… nói chung là đặc điểm riêng của bạn. Thương hiệu như con người, cũng là con người nhưng mỗi người có một tính cách khác nhau hay chúng ta vẫn nói là không ai giống ai.
Bài viết được biên tập với SaobangMedia. Bài viết mong nhận được đóng góp ý kiến của độc giả về email info@saobangmedia.vn.